Máy mài có công dụng chủ yếu là để mài các vật dụng mà người tiêu dùng mong muốn điều chỉnh góc cạnh. Loại thiết bị này đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật của người điều khiển, không phải là loại đồ dùng phù hợp với mọi đối tượng. Hãy cùng tìm hiểu xem điều gì đã khiến nó trở nên khó sử dụng.
Cấu tạo của máy mài
Máy mài tuy là công cụ khó sử dụng và có độ nguy hiểm tương đối cao, nhưng lại là một gương mặt đắc lực trong quá trình gia công, chạm khắc các vật dụng bằng chất liệu gỗ, đá, kim loại,… Có chức năng tạo ra độ nhẫn bóng, trơn tru, mượt mà cho những đồ dùng được mài ở nhiều vị trí và góc cạnh khác nhau.
Để thực hiện được những chức năng và hoàn thành tốt trách nhiệm đã được giao, máy mài cần có một cấu tạo hoàn chỉnh với sự kết hợp và liên kết của nhiều bộ phận. Sau đây là một số bộ phận cơ bản nhất của một chiếc máy mài có, ngoài ra cũng sẽ có một số loại đặc biệt được bổ trợ và trang bị thêm thiết bị chuyên dụng:
Nút nguồn
Hầu như trong tất cả các loại đồ điện, đều cần có công tắc, chúng đóng vai trò là nút nguồn để khởi động khi sử dụng và ngắt kết nối với nguồn điện khi ngưng sử dụng. Tạo ra sự tối ưu và tiện lợi cho người dùng, ngoài ra còn là vị cứu tinh trong nhiều trường hợp cấp bách.
Để giúp mọi người dễ hình dung về sự góp mặt của nó, trong khi sử dụng máy mài, sẽ đối diện với một số nguy hiểm đáng kể, do đó khi đã dự đoán được nguy hiểm sắp diễn ra hoặc đang diễn ra, người thợ cần nhanh tay lập tức chuyển chế độ nút nguồn từ bật sang tắt, để tránh gây nguy hiểm và tổn hại.
Do đó, nút nguồn là bộ phận không thể thiếu, hiện nay trên thị trường có hai loại nút nguồn phổ biến là dạng đẩy trượt và gián bấm nút. Đa số thợ lâu năm đã quen với cách sử dụng truyền thống là dạng đẩy trượt, bởi vì không cần phải mất công sức để bấm nút trong quá trình sử dụng, chuyển đổi chế độ.
Chổi than
Sản phẩm này được ví như chiếc bàn chải nhỏ, có hình dáng của cây chổi, được làm từ than đá và sẽ quấn vào xung quanh các sợi dây đồng dẫn điện. Thường được lắp đặt bên ngoài mô tơ, để đảm bảo dù sau thời gian dài không sử dụng, chỉ cần kiểm tra chổi than, thay chổi than, máy bị sự cố do bụi bám sẽ hoạt động bình thường.
Đối với những loại máy mài mini cầm tay, người sử dụng có thể dễ dàng thay đổi chổi than tại nhà. Bằng cách thái hai con ốc ở hai bên thân máy, để lấy các linh kiện đang được lắp đặt và thay phần chổi đã bị mòn, mất khả năng sử dụng và hỗ trợ thiết bị thành linh kiện mới, đạt độ an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, để thực hiện thao tác đó vẫn cần có kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định, tránh trường hợp khi tháo ra vô cùng dễ dàng, nhưng lắp lại là một điều khó khăn gian nan. Hãy nhớ kỹ nguyên tắc tháo ra phải để ngăn nắp gọn gàng, các trình tự lắp vào sẽ ngược lại với trình tự tháo ra.
Vành bảo vệ
Vành bảo vệ giống như một tờ bảo hiểm hữu hình, đảm bảo sự nguyên vẹn về tinh thần lẫn cơ thể của người dùng, hạn chế tối đa những mảnh vụn vỡ từ đồ vật được mài. Nhất là tránh những mạt gỗ, mạt kim loại, mạt đá, bụi hơi… Toàn những tác nhân có khả năng gây thương tích trên da thịt và sức khỏe như vùng mắt, hệ hô hấp, chân, tay,…
Không chỉ được lắp đặt để cố định ở một vị trí trong quá trình sử dụng, vành bảo vệ còn được nhà sản xuất tinh tế thiết lập yoyo có cấu trúc xoay. Linh hoạt chuyển tiếp theo hướng mà người dùng đang sử dụng, để gia tăng tính an toàn lên mức cao nhất, đảm bảo được quá trình dùng máy mài trở nên dễ dàng hơn.
Một số loại máy mài phổ biến nhất
Máy mài có chức năng và ứng dụng phù hợp với nhiều loại chất liệu, do đó, người thợ đã vận dụng và sử dụng công cụ này ngày một nhiều hơn. Để có thể tạo ra sự tối ưu hóa với vô số nhu cầu khác nhau trong quá trình làm việc.
Máy mài góc
Máy mài góc có tính ứng dụng rất cao và đòi hỏi sự linh hoạt trong quá trình sử dụng, nên thay vì chọn những loại máy có thiết kế và cấu trúc cầu kỳ, cồng kềnh. Hiện nay các nhà sản xuất đã cho ra đời máy góc cầm tay, với thiết kế vô cùng nhỏ gọn, nhẹ, phù hợp với việc di chuyển thường xuyên.
Thông thường những loại máy mài góc sẽ được cấu tạo bổ trợ tay cầm phụ, để người dùng có thể dễ dàng xoay chuyển góc độ phù hợp. Dùng tay cầm phụ để cố định và di chuyển đến vị trí thích hợp, áp dụng một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Có hai dòng máy mài góc được phân loại theo kích thước, máy góc nhỏ và máy góc lớn. Đối với những loại góc nhỏ sẽ được thiết kế với đường kính từ 100mm cho đến tối đa 110mm, loại góc lớn sẽ to hơn vòng mài loại góc nhỏ từ 50mm cho đến 70mm, tương đương 160mm – 180mm.
Máy mài khuôn
Những loại máy mài thuộc dòng khuôn sẽ được cấu tạo và thiết kế nhỏ gọn hơn so với những loại bằng góc, bởi vì nó không có tay cầm phụ. Sử dụng ống kẹp tối đa từ 6mm cho đến 8mm, dễ dàng thay đổi đầu điều khiển, đầu mài với những hình hài khác nhau: chữ nhật, hình vuông, lục giác, trụ tròn, để cho ra kết quả năng suất nhất.
Ưu điểm của nó là dùng để thực hiện các chi tiết nhỏ ở phần cạnh, những phần khuất tay thuận, vị trí khó tiếp cận,… Cho nên người ta thường dùng cho bước kiểm tra và tạo hình cuối cùng, góp phần hoàn thiện chi tiết máy, trước khi giao cho khách hàng.
Máy mài đá
Đa số tất cả những loại máy mài đá hiện nay, đều được thiết kế dưới dạng máy để bàn, bởi vì có kết cấu và lắp đặt cồng kềnh. Đảm bảo công suất cho những loại đá cứng cáp, không đơn thuần có thể mài và chỉnh sửa như các loại chất liệu gỗ và kim loại.
Đây là dạng máy có giá thành cao nhất hiện nay, ngoài thực hiện chức năng mài, còn được tích hợp thêm nhiều trang bị để giúp cho nó trở nên đa năng như tiện, chuốc, bo góc,… Cho ra những chi tiết vô cùng mãn nhãn và đạt hiệu quả năng suất cao.
Những tiêu chí để chọn máy mài phù hợp
Để sắm được chiếc máy mài phù hợp và mang lại công năng tối đa cho người tiêu dùng cần kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau. Hãy cùng theo dõi những phân tích dựa trên các tiêu chí sau đây, để có cho bản thân sự lựa chọn hoàn hảo nhất:
Kích thước đĩa mài
Trước hết, cần phải xác định mục tiêu tiêu dùng lâu dài, chất liệu của vật dụng là gỗ, đá hay kim loại, để lựa chọn loại có kích thước phù hợp. Bởi vì không phải loại đĩa mài nào cũng sẽ có khả năng mài cho tất cả chất liệu. Giống như những loại để mài đá phải là loại có kích thước lớn, cứng cáp, năng suất hoạt động mạnh.
Công suất của máy mài
Đối với những loại máy cầm tay, thường sẽ có khuyết điểm là sử dụng hoạt động dựa trên năng lượng cung cấp từ pin, nên sẽ gây ra một số bất tiện cho người dùng. Nhưng đổi lại sự tiện lợi và nhỏ gọn của nó được nhiều người ưa chuộng, dễ dàng di chuyển đi muôn nơi.
Tuy nhiên, để đảm bảo được công suất mạnh cho những loại chất liệu khó chiều như đá, bắt buộc không chọn loại mini, cầm tay, phải sử dụng loại máy mài đá để bàn. Đảm bảo cố định lưỡi mài khi sử dụng công suất lớn, không làm rung lắc và lệch vị trí đá xác định trong quá trình mài.
Kiểu dáng và trọng lượng
Mặc dù tính thẩm mỹ là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng góp phần trong việc quyết định hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên riêng với loại máy mài, là sản phẩm không đề cao về mặt thẩm mỹ, thiết kế, kiểu dáng. Hầu hết mọi người đều đặt tiêu chí trọng lượng và khả năng thu gọn lên hàng đầu.
Bởi vì, đối với loại công cụ này người thợ phải sử dụng trong khoảng thời gian khá dài, nếu như chọn những loại có kích thước cồng kềnh, trọng lượng nặng, sẽ gây mỏi tay và mỏi cơ. Ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất làm việc, kéo theo nhiều bất tiện.
Một số thương hiệu máy mài uy tín
Khi lựa chọn thương hiệu máy mài, người dùng sẽ ưu tiên xét đến yếu tố quốc gia sản xuất lên trên hết, bởi vì đó là điểm để đánh giá chất lượng và soi xét giá thành hoàn mỹ nhất:
- Trung Quốc: các loại sản phẩm đến từ thương hiệu Trung Quốc sẽ có tầm giá từ dưới 1.000.000 cho đến 2.500.000, phù hợp với tiêu dùng và mức sẵn sàng chi trả của người Việt. Hoạt động ổn định, động cơ với công suất lớn, thường thiết kế thêm tay cầm để chống trơn trượt.
- Nhật Bản: Nổi tiếng với tất cả các loại đồ điện, kỹ thuật điện tử, nên giá thành và mức sàn cũng sẽ cao hơn so với những quốc gia khác, nhờ vào độ uy tín và kinh nghiệm lâu năm sản xuất. Khoảng đang được bán hiện nay trên thị trường rơi vào 1.000.000 đồng cho đến 6.000.000 đồng.
- Hàn Quốc: Hầu hết tất cả những sản phẩm về máy mài do Hàn Quốc sản xuất đều hoàn thiện về cả cấu tạo hoạt động cho đến ngoại hình, kiểu dáng. Ưu tiên sự tiện lợi và tốc độ hoạt động, với khả năng tối đa lên đến 2850 vòng trong một phút.
Lưu ý sử dụng thiết bị mài an toàn
Máy mài là một trong những thiết bị có tính nguy hiểm khá cao đối với người sử dụng, nhất là khi lựa chọn làm công cụ đồng hành lâu dài. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể cũng như tính mạng bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Mặc đồ bảo vệ nón có mũ che, găng tay chống nhiệt khi sử dụng máy.
- Tuyệt đối không sử dụng những loại máy không có vành bảo vệ hoặc vành bảo vệ đã bị mất.
- Không nên cố ý sử dụng những loại máy mài có công suất thấp, cố chấp mài những loại vật dụng bằng đá.
Kết luận
Máy mài là một trong những công cụ cực kỳ có ích, nhưng đòi hỏi người sử dụng phải có chuyên môn và kỹ thuật. Mong là với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, sẽ hỗ trợ cho bạn đọc những kiến thức bổ ích.