Người ta phát hiện ra các kim loại dẻo nhất nhờ vào đặc tính độc đáo của chúng, kim loại dẻo có thể dát mỏng hoặc kéo thành sợi rất đặc biệt, thường được ưa dùng làm trang sức hay những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống. Hãy cùng nhau tìm hiểu về tính dẻo đặc biệt của những kim loại này nhé!
Tìm hiểu khái niệm về kim loại dẻo nhất là gì?
Đây là những loại kim loại có tính chất dẻo đặc trưng mà không phải kim loại nào cũng có, chúng có thể chịu các tác động mạnh của những lực làm biến dạng mà không thể bị phá hủy. Đối lập với tính dẻo là tính giòn, các kim loại dẻo nhất được ứng dụng nhiều trong những đồ vật sử dụng hằng ngày bởi nó chắc chắn và an toàn.
Những vật liệu, kim loại dẻo nhất thường chịu ứng suất kéo sẽ bị biến dạng dẻo rất đáng kể trước khi chúng bị đứt, gãy, điều này đã khiến chúng trở nên rất mỏng, bị kéo dài ra trông rất độc đáo. Những vật liệu giòn như mảnh thủy tinh khi chịu cùng mức ứng suất kéo trên sẽ bị đứt, gãy trước khi chúng trở nên biến dạng vĩnh viễn.
Các kim loại dẻo nguyên chất khi bị pha tạp chất những nguyên tố khác để tạo ra hợp kim sẽ làm giảm tính dẻo rất đáng kể, tuy nhiên có một số kim loại vẫn giữ được độ dẻo ở mức ổn định, vừa phải. Nhôm là một ví dụ điển hình, hợp kim của chúng sẽ có độ dẻo khác nhau tùy vào điều kiện ủ, phương pháp xử lý nhiệt.
Nhìn chung, tất cả những kim loại dễ trở nên dẻo hơn khi chúng được xử lý nhiệt, tuy nhiên, đối với nhiệt độ phòng, các kim loại khác nhau sẽ có các mức dẻo khác nhau. Vàng, bạc hay bạch kim là những kim loại rất dễ uốn, bạn có thể dễ dàng kéo chúng thành sợi dài hay dát mỏng, đây là điểm đặc biệt của kim loại mang tính dẻo.
Những tính chất đặc biệt của kim loại dẻo nhất
Những kim loại dẻo nhất thường có tính chất mềm và dẻo, chúng thường dẫn nhiệt, dẫn điện khá tốt, có thể kể đến như bạc, đồng. Đối với kim loại vàng, chúng không bị oxi hóa dù ở nhiệt độ cao hay bị hòa tan trong axit, vì thế, người ta thường có câu “lửa thử vàng” để chỉ ra tính chất đặc biệt của kim loại dẻo này.
Có một điểm đặc biệt là những kim loại có tính dẻo càng cao sẽ thường quý hiếm, người ta dựa vào những tính chất đặc biệt của các kim loại dẻo nhất này để chế tác ra những trang sức có giá trị thẩm mỹ cao. Có thể kể đến như vàng, bạc không tác dụng với phi kim, có tính ánh kim, được ưa chuộng nên giá thị trường rất cao.
TOP 5 kim loại dẻo nhất có thể bạn chưa biết
Tính dẻo được xem là một trong những tính chất vật lý chung có ở kim loại bên cạnh tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim,… Các kim loại khác nhau sẽ có tính chất và độ dẻo khác nhau, dựa vào đó, người ta có thể dễ dàng tạo ra những vật dụng phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Vàng
Vàng là kim loại dẻo nhất trong các kim loại, có nhiều lý do khiến giá trị của vàng trên thị trường đắt đỏ, chẳng hạn như khả năng đặc biệt là không bị tác động về mặt hóa học từ độ ẩm, nhiệt độ hay các phi kim như oxi trong không khí. Ngoài ra, vàng không bị ảnh hưởng bởi tất cả những chất ăn mòn, khiến chúng luôn đẹp và sáng.
Vàng cũng là kim loại dẫn đầu trong nhóm với khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện cao và có vai trò quan trọng nhất, chúng còn là kim loại dễ bị uốn dẻo, dát mỏng, kéo thành sợi dễ dàng nhất. Người ta nghiên cứu được rằng, 1 gam vàng có thể được dập thành một tấm có diện tích 1 mét vuông với độ tinh khiết rất cao, lên đến 99,99%.
Chính vì những tính chất độc đáo, tuyệt vời như vậy mà vàng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, tuy nhiên, vàng nguyên chất sẽ có độ mềm khá cao, chúng thường được kết hợp nhằm tạo ra những hợp kim với đồng, bạc,… Những loại hợp kim này sẽ có thành phần cấu tạo với kim loại vàng chiếm tỷ lệ rất cao.
Các hợp kim từ kim loại dẻo nhất được sử dụng để làm trang sức giá trị, đẹp lung linh, tiền tệ, xi mạ cho đến những linh kiện điện tử cần độ bền và độ truyền dẫn tốt hay thậm chí là trong các ngành công nghiệp thực phẩm. Những linh kiện, thực phẩm, trang sức làm từ vàng khiến người ta liên tưởng đến sự cao cấp, sang trọng.
Bạc
Theo sau vàng luôn luôn là bạc, đây là điều dễ hiểu khi những tính chất quý về hóa học và vật lý của bạc đều rất giống vàng, thậm chí có một số tính chất còn vượt trội hơn so với vàng. Bạc nằm trong top kim loại dẻo nhất có màu trắng ánh kim, dẫn điện cao nhất trong các nguyên tố, dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả các kim loại.
Đây là kim loại quý, ngày xưa người ta thường sử dụng bạc để đúc tiền xu, chế tác đồ trang sức rất tinh xảo, đẹp và sang trọng. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghệ điện tử và nhiếp ảnh, có thể nói, vai trò của bạc từ sớm đã được coi trọng chứ không phải đến ngày nay mới được sử dụng nhiều.
Ứng dụng của bạc trong đời sống là tráng gương, tráng phích, được các gia đình sử dụng rất rộng rãi, những sản phẩm điện, điện tử cần tính dẫn cao có thể dùng bạc thay vì vàng bởi mang lại hiệu quả tốt, giá thành lại rẻ hơn. Nhờ tính dễ uốn cũng như độ thẩm mỹ cao mà bạc còn được sử dụng trong nha khoa, làm đồ trang sức,…
Nhôm
Chúng còn được biết đến là kim loại phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất, chúng chiếm đến 8%, có khối lượng rất nhẹ, tương đối mềm và có tính ánh kim mờ nên trông khá giống bạc. Tính dẻo của kim loại nhôm cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất giấy gói, hộp đựng những loại can, chảo, nồi, dụng cụ nhà bếp,…
Độ mềm của kim loại này chỉ được xếp sau vàng, khá dễ uống và dễ gia công, đặc biệt là khả năng chống ăn mòn cao nhờ vào lớp oxit bảo vệ nên chúng được ứng dụng khá rộng rãi và phổ biến. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến việc sử dụng để tạo ra những linh kiện cho phương tiện vận tải, tàu vũ trụ, vỏ máy bay.
Ngoài ra, nhôm cũng được ứng dụng mạnh trong các ngành xây dựng hiện nay như cho màu bạc trong những loại sơn khiến chúng vô cùng độc đáo. Nhôm còn được sử dụng như một loại bề mặt để làm mát về đồ bền và ít hấp thụ bức xạ mặt trời.
Nhôm kính được biết đến là một dạng hợp chất của nhôm, chúng được sử dụng phổ biến và được thay thế cửa tủ, cửa sổ và cửa đi mang lại sự độc đáo và sang trọng cho ngôi nhà của bạn. Hợp chất này là sự kết hợp với thành phần chính là nhôm và các kim loại khác như silica, đồng đảm bảo độ bền với giá thành cực rẻ.
Sắt
Sắt cũng là kim loại phổ biến trên lớp vỏ Trái Đất như nhôm, tính về khối lượng, sắt được xếp vào kim loại quan trọng trong các ngành công nghiệp nặng. Với giá thành rẻ cộng thêm những đặc tính tốt về độ dẻo, độ cứng và chịu lực tốt đã khiến sắt và hợp kim của chúng khó có thể bị thay thế trong việc sản xuất ô tô, tàu thủy,…
Không chỉ ở dạng sắt, người ta còn điều chế những hợp kim khác với thành phần chính là sắt trong các ngành công nghiệp khác nhau như: Sắt non, gang, thép không gỉ,… Đây là toàn bộ những hợp kim có tính chất cơ học khá cao, chi phí thấp nên rất được ưa chuộng trong quá trình sản xuất.
Đồng
Đồng được biết đến là những kim loại được con người xuất hiện và sử dụng đầu tiên ở dạng tự nhiên thay vì phải khai thác từ quặng, từ lâu, chúng đã nổi tiếng bởi tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao và độ dẻo nổi bật. Đây không phải là kim loại dẻo nhất nhưng được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống thường ngày.
Đồng được sử dụng để sản xuất những sản phẩm liên quan đến điện và nhiệt như dây điện, cuộn dây trong những động cơ, rơ le điện hay các loại dây dẫn tản nhiệt. Tính dẻo, dễ uốn của đồng còn được ứng dụng trong việc chế tác các vật trang trí như tay nắm cửa, đúc tượng hay các loại nhạc cụ, đồ vật trong nhà bếp.
Ứng dụng kim loại có tính dẻo trong công nghiệp
Những kim loại dẻo nhất có tính chất chịu nhiệt cao, dẫn điện khá tốt, khó bị biến dạng khi bị tác động mạnh, chính vì thế nên chúng được sử dụng để làm những vật liệu sản xuất trong công nghiệp. Có thể kể đến như tạo ra các ống dẫn điện, ống nước, làm nội thất trong nhà hay thay thế những vật liệu từ gỗ với độ bền cao.
Chúng còn được ứng dụng khá rộng rãi trong ngành công nghiệp hàng không như nhôm được làm vỏ của máy bay, sắt được sử dụng để sản xuất tàu thủy, ô tô hay những khung của công trình xây dựng. Trong một số tính chất riêng của ngành mà kim loại dẻo nhất còn được trộn với các chất khác giúp tăng độ cứng, chống cháy,…
Khai thác kim loại dẻo nhất như thế nào?
Người ta thường khai thác chúng ở đất rừng, khu vực núi đá và dùng công nghệ tác động với các dòng nước cực mạnh để phun làm vỡ đá và quặng được thu gom tại nơi hạ nguồn. Tuy nhiên quá trình khai thác có thể tạo ra bùn gây xấu cho hệ sinh thái, chúng ta có thể dùng cách an toàn qua việc thu gom, tái chế rác thải kim loại.
Kết luận
Các kim loại dẻo nhất có những tính chất vật lý và hóa học rất đặc biệt được mọi người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, Người ta dựa vào tính dẫn điện, dẫn nhiệt, độ cứng cao để làm vật dụng trong các ngành công nghiệp, tính ánh kim, tính dẻo trong sản xuất trang sức, linh kiện.