Trước đây, người nông dân thường phải gặt lúa theo phương pháp thủ công. Nó không chỉ khiến họ mất thời gian mà còn mất nhiều công sức. Giờ đây, sự ra đời của máy cắt lúa đã giúp ích rất nhiều cho người nông dân.
Tuy nhiên, muốn cắt được lúa nhanh, hiệu quả thì bạn cũng phải biết cách chọn máy cắt cho phù hợp. Vậy Nên mua máy cắt lúa hãng nào tốt? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Máy cắt lúa là gì?
Máy cắt hay máy gặt lúa là thiết bị dùng để hỗ trợ người nông dân gặt lúa một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nó được sử dụng để thay thế cho phương pháp gặt lúa truyền thống trước đây.
Hiện nay, thị trường có nhiều loại máy gặt lúa khác nhau. Có loại cầm tay chỉ có một chức năng gặt lúa. Có loại máy cần có người ngồi điều khiển. Tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn máy cho phù hợp.
Các tiêu chí chọn mua máy cắt lúa
Máy móc đôi khi nhìn bên ngoài thì giống nhau nhưng cấu tạo bên trong, cách vận hành của chúng lại khác nhau hoàn toàn. Vậy nên khi mua máy gặt lúa, bạn nên dựa vào những tiêu chí dưới đây để lựa chọn cho đúng.
Chọn máy cắt lúa dựa theo năng suất
Tổng diện tích ruộng của mỗi gia đình người dân là không giống nhau. Bạn cần lựa theo diện tích ruộng của nhà mình để chọn máy có năng suất phù hợp.
Nếu diện tích ruộng lớn thì nên chọn máy có công suất từ 20 mã lực trở lên. Loại máy này có thể gặt từ 20 sào/giờ.
Nếu diện tích ruộng nhỏ, bạn có thể chọn các loại máy gặt mini có công suất dưới 20 mã lực. Loại máy này có thể gặt tối đa 10 sào/giờ.
Lựa chọn máy có bộ truyền động phù hợp
Trừ những loại máy cắt lúa mini cầm tay ra, còn lại bạn nên chú ý đến tiêu chí này. Hầu hết các loại máy gặt lúa đều dùng bánh răng giúp nó dễ dàng di chuyển trên điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Tuy nhiên, ở vùng đất bùn nhão, nhiều nước, chiêm trũng thì dòng máy này lại không phù hợp.
Ở vùng ruộng này bạn nên chọn máy có bánh xích lớn và gầm cao trên 300mm. Máy có bánh răng nhỏ, kết cấu linh hoạt sẽ thích hợp với các thửa ruộng có nền đất khô.
Tìm hiểu về công năng sử dụng của máy
Máy cắt lúa trên thị trường hiện nay có những loại chỉ có chức năng gặt nhưng cũng có những loại máy gặt đập liên hợp. Ngoài chức năng gặt máy còn có chức năng đập lúa.
Với những vùng chuyên sản xuất lúa thì nên chọn máy gặt đập liên hợp có công suất cao. Loại máy này giúp thu được nhiều lúa nhất cũng như đảm bảo được lúa còn nguyên vẹn.
Chọn theo thương hiệu của máy
Lựa chọn thương hiệu uy tín giúp bạn an tâm hơn về chất lượng của máy cắt lúa. Nhưng bạn cũng nên chọn máy của thương hiệu phổ biến nữa. Trong trường hợp máy hỏng hóc, việc thay thế phụ tùng sẽ dễ dàng hơn và bớt tốn kém hơn.
Nên mua máy cắt lúa hãng nào tốt?
Hiện nay có khá nhiều thương hiệu sản xuất máy gặt lúa. Không chỉ có thương hiệu nước ngoài mà thương hiệu Việt Nam cũng rất được ưa chuộng. Dưới đây là một vài thương hiệu uy tín mà bạn có thể tham khảo.
Thương hiệu Puhata
Puhata là một thương hiệu thuộc quyền sở hữu của công ty Picom Việt Nam. Thương hiệu được ra mắt vào năm 2015 và cho đến nay gần như đã chiếm trọn cảm tình của người nông dân Việt.
Do được sản xuất bởi người Việt Nam nên máy khá phù hợp với điều kiện và thói quen canh tác của người Việt. Công suất của máy đạt từ 0.16 – 0.3 ha/giờ. Máy phù hợp với các vùng đất trũng, mềm hay các vùng đất trồng lúa tôm.
Thương hiệu Iseki
Iseki là một thương hiệu đến từ Nhật Bản. Thương hiệu này được thành lập từ năm 1926. Kể từ đó, Iseki đã có nhiều đóng góp trong công cuộc cải cách nông nghiệp ở Nhật Bản. Máy móc nông nghiệp của Iseki trong đó có máy cắt lúa cũng trở nên khá phổ biến hiện nay.
Có thể nói, Iseki luôn đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Chính vì vậy mà máy cắt lúa của Iseki không chỉ chinh phục được người nông dân Nhật Bản mà còn khiến người nông dân trên toàn thế giới yêu thích.
Thương hiệu Yanmar
Yanmar cũng là một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Thương hiệu này được thành lập từ năm 1912 và các thiết bị nông nghiệp của họ được sản xuất từ năm 1966. Tại Việt Nam hiện nay cũng có nhà máy sản xuất của thương hiệu này.
Các dòng máy cắt lúa của Yanmar được bán trên thị trường Việt Nam ngoài sản xuất trong nước còn được nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia,… Tất cả các dòng máy này đều được áp dụng công nghệ cao nên đảm bảo chất lượng và làm hài lòng người dùng.
Thương hiệu Kubota
Một thương hiệu tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đó là Kubota. Đây cũng là thương hiệu máy cắt lúa của Nhật Bản. Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, máy gặt lúa Kubota còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Thương hiệu Kubota có lịch sử phát triển lâu đời. Các loại máy công nghiệp của họ trong đó có máy gặt lúa được áp dụng các công nghệ hiện đại giúp máy có chất lượng cao. Chính vì vậy mà sản phẩm của thương hiệu này được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.
Thương hiệu Daedong
Daedong là một thương hiệu của Hàn Quốc chuyên sản xuất máy móc nông nghiệp như máy cấy, máy gặt, máy kéo,… Thương hiệu này đã có hơn 70 năm kinh nghiệm. Các sản phẩm của họ chiếm lĩnh nhiều thị trường như Myanmar, Hà Lan, Trung Quốc, châu Âu, Mỹ,…
Máy cắt lúa của Daedong có thể phục vụ 120ha/năm – 2 vụ/năm. Các dòng máy này được phát triển ngay tại Việt Nam nên sẽ giúp giảm thiểu được giá thành so với các dòng máy nhập khẩu. Đây cũng là một ưu điểm giúp người nông dân tiết kiệm được chi phí đầu tư máy móc.
Review top 5 sản phẩm máy cắt lúa tốt nhất
Để giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, dưới đây chúng tôi xin được gợi ý chi tiết về 5 sản phẩm máy gặt lúa tốt nhất.
Máy gặt đập liên hợp mini MCH 01 Pro
MCH 01 Pro là máy cắt lúa của thương hiệu Puhata – Việt Nam. Máy có kích thước 3200x1100x1300mm và trọng lượng là 790kg. Máy sử dụng động cơ Kubota ZT155 của Thái Lan và được làm mát bằng hơi nước.
Ưu điểm
-
Máy có thiết kế nhỏ gọn với trọng lượng vừa phải nên có thể cơ động trong mọi địa hình.
-
Trên vùng đất yếu máy vẫn có thể vận hành mạnh mẽ.
-
Vận hành thu hoạch với máy diễn ra nhanh chóng.
-
Máy cắt lúa MCH 01 Pro giúp tiết kiệm nhiên liệu.
-
Sau khi thu hoạch hạt lúa nhiễm ít tạp chất, rơm sạch.
-
Thiết kế đáp ứng được các vùng đất trồng lúa tôm, điều này ít máy có thể làm được.
-
Trong quá trình vận hành máy, sức mạnh và độ bền luôn được đảm bảo.
Nhược điểm
-
Phần đặt lúa chỉ vừa để 1 bao lúa.
-
Công suất của máy hạn chế, chỉ cắt được tối đa 0.3 ha/giờ.
-
Giá thành cao so với công suất.
->> Giá bán tham khảo: khoảng 198.000.000 đồng
Máy gặt đập liên hợp Iseki HC80P
HC80P là máy cắt lúa thuộc thương hiệu Iseki Nhật Bản. Kích thước của máy là 4950x2272x2945mm và trọng lượng là 3,3 tấn. Đây là một trong những loại máy được người nông dân yêu thích.
Ưu điểm
-
Dung tích động cơ đạt 2956mL. Máy chạy khỏe, cho tốc độ cắt nhanh.
-
Dung tích bình nhiên liệu đạt 90l giúp máy hoạt động đủ lâu mà không phải đổ nhiên liệu nhiều lần.
-
Lưỡi cắt dạng lò xo cuộn giúp gặt lúa một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện.
-
Máy có thùng trữ lúa với dung tích lên tới 1200l.
-
Lúa sau khi thu hoạch lẫn ít tạp chất, rơm không còn nhiều lúa.
Nhược điểm
-
Trọng lượng của máy khá lớn.
-
Không có mái che cho máy.
-
Giá bán của máy tương đối cao.
->> Giá bán tham khảo: khoảng 680.000.000 đồng
Máy gặt đập liên hợp Yanmar AW82V
AW82V là máy cắt lúa của thương hiệu Yanmar, một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Đây được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu của người dân bởi máy được sản xuất tại Việt Nam, dành riêng cho nông dân Việt Nam.
Ưu điểm
-
Máy được trang bị hàm cắt gần 2m nên máy cho hiệu suất thu hoạch cao.
-
Thùng đập và sàng lúa lớn cho hiệu suất thu lúa lớn. Lúa sau khi thu hoạch lẫn ít tạp chất, trong rơm rạ không còn nhiều lúa.
-
Máy có khả năng thu hoạch cả lúa đổ, lúa nằm rạp trên mặt ruộng giúp tiết kiệm nhân lực.
-
Khả năng di chuyển của máy khá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam. Máy được trang bị bánh xích giúp di chuyển được trên nhiều địa hình bao gồm cả vùng đất yếu, đất thấp, trũng.
-
Động cơ của máy cắt lúa mạnh mẽ, bền bỉ mà vẫn giúp tiết kiệm nhiên liệu.
-
Thiết kế của máy dễ sử dụng và dễ sửa chữa.
Nhược điểm
-
Mặc dù được sản xuất tại Việt Nam nhưng giá bán của máy vẫn tương đối cao.
-
Kích thước của máy cồng kềnh, trọng lượng nặng lên không phù hợp với các ruộng lúa bậc thang, ruộng lúa phân nhiều mảnh nhỏ lẻ,…
->> Giá bán tham khảo: khoảng 670.000.000 đồng
Máy gặt đập liên hợp Kubota DC35
DC35 là loại máy cắt lúa thuộc thương hiệu Kubota. Máy được lắp ráp tại Việt Nam và được sử dụng khá phổ biến. Đây là loại máy gặt cỡ trung nên phù hợp với những thửa ruộng có diện tích vừa phải.
Ưu điểm
-
Máy có thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng cho người nông dân trong khi vận hành, kể cả với những thửa ruộng nhỏ.
-
Các loại phụ tùng dùng để thay thế máy luôn có sẵn, dễ dàng để mua khi cần.
-
Hàng phân phối chính hãng nên đảm bảo phần nào về chất lượng.
-
Giá thành của máy ở mức phải chăng.
Nhược điểm
-
Tốc độ xử lý của máy không được cao.
-
Máy chạy trên ruộng lầy không tốt.
->> Giá bán tham khảo: khoảng 320.000.000 đồng
Máy gặt đập liên hợp DMX85
DMX85 là sản phẩm thuộc thương hiệu Daedong của Hàn Quốc. Máy có kích thước 4800x2155x2440mm và trọng lượng 3860kg. Sự ra đời của máy cắt lúa Daedong giúp thị trường của Việt Nam trở nên phong phú hơn. Máy nông nghiệp của Nhật Bản sẽ không còn giữ vị trí thống trị nữa.
Ưu điểm
-
Máy được làm mát bằng nước và sử dụng động cơ 4 kỳ giúp máy hoạt động chính xác, ít xảy ra hiện tượng quá nhiệt.
-
Dung tích bình nhiên liệu đạt 80 lít.
-
Tốc độ làm việc đạt 1.15×1.65×2.66 m/s.
-
Cùng một lúc máy có thể cắt được 5 hàng giúp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức trong việc gặt lúa. Cho năng suất cao.
-
Máy cắt lúa có khả năng tự động điều chỉnh chiều cao cắt, dừng động cơ tự động. Ngoài ra máy cũng có thể điều khiển ngang cơ thể, tự động dỡ hàng, chọn vị trí xả.
-
Máy có thể cắt tự động, cắt ly hợp tự động và tập trung rơm sau khi cắt.
Nhược điểm
-
Trọng lượng của máy khá nặng.
Trên đây là 5 sản phẩm phổ biến thuộc thương hiệu máy cắt lúa quen thuộc tại Việt Nam. Ngoài các sản phẩm này, nhiều người dân còn tự chế máy gặt để sử dụng. Khi chọn mua, bạn nên cân nhắc kỹ về nhu cầu của mình, cân nhắc về diện tích cũng như đất ruộng để có lựa chọn cho phù hợp.