Bản vẽ chi tiết được coi là kim chỉ nam hay một bản phiên dịch giúp người thiết kế, lập trình có thể hiểu được yêu cầu gia công sản phẩm. Do đó bạn cần hiểu Các thành phần của bản vẽ chi tiết cũng như các thiết kế và đọc bản vẽ. Để có thể tạo ra được sản phẩm đáp ứng các yêu cầu với chất lượng cao.
1. Bản vẽ chi tiết là gì?
Bản vẽ chi tiết là loại bản vẽ thể hiện được đầy đủ các hình dạng, vừa thể hiện rõ ràng các kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Trong gia công sản xuất, đây được coi là tài liệu kỹ thuật dùng để chế tạo và kiểm tra sản phẩm.
Thông thường, bản vẽ chi tiết sẽ gồm có các yếu tố như:
- Hình biểu diễn.
- Khung hình vẽ.
- Khung tên.
- Kích thước.
- Yêu cầu kỹ thuật.
2. Công dụng của bản vẽ chi tiết
Là một trong những bản vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ chi tiết đóng một vai trò quan trọng trong quá trình gia công cơ khí. Chúng được coi là cơ sở giao tiếp trung gian. Thông qua đó, người thiết kế lập trình có thể hiểu đầy đủ thông tin và yêu cầu của sản phẩm.
Từ những yêu cầu này, người lập trình có thể thiết lập các lệnh và chương trình gia công phù hợp. Tránh được những sai lệch không mong muốn trong quá trình gia công.
Sau khi hoàn tất gia công, lúc này bản vẽ đóng vai trò là cơ sở dùng để đánh giá chất lượng của sản phẩm. Là kim chỉ nam không thể thiếu sót trong quá trình gia công. Vì vậy cần tuân thủ những quy tắc chung khi thiết kế.
3. Các thành phần chính của bản vẽ chi tiết
Các thành phần trong bản vẽ chi tiết cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật. Nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo các thông số kỹ thuật và độ hoàn thiện cao nhất.
3.1. Tiêu đề
Nơi chứa thông tin cơ bản về bộ phận như tên, vật liệu, yêu cầu hoàn thiện,… Ngoài ra, đây cũng là nơi chứa thông tin kỹ thuật như tỷ lệ bản vẽ, dung sai,…Việc cung cấp thông tin giúp cho biết chức năng của sản phẩm, tiêu chuẩn bản vẽ ISO/DIN.
3.2. Hình ảnh bộ phận
Hình 3D của sản phẩm, giúp người vận hành dễ hình dung được sản phẩm.
3.3. Mặt chính của bộ phận
Đây là nơi cung thông tin hình học. Sản phẩm sẽ được miêu tả chi tiết ở dạng 2 chiều, phác họa chính xác hình dạng khi được nhìn từ mặt ngoài vào. Đối với hầu hết các bộ phận, việc sử dụng 2 hoặc 3 hình chiếu chính diện cũng đủ để mô tả chính xác toàn bộ hình học của chi tiết.
3.4. Mặt cắt bộ phận
Được sử dụng để xem chi tiết bên trong bộ phận. Một bản vẽ kỹ thuật có thể có nhiều bản vẽ mặt cắt. Các mũi tên của đường cắt cho biết hướng nhìn. Thông thường hình chiếu mặt cắt được đặt thẳng hàng với hình chiếu chính diện.
3.5. Góc nhìn chi tiết
Góc nhìn chi tiết làm nổi bật các khu vực phức tạp hoặc khó nhìn khi xem trực quan. Chúng thường có hình dạng tròn (được đặt lệch để tránh nhầm lẫn). Thường được chú thích bằng chữ cái duy nhất (A, B,…)
Các khung hình chi tiết có thể được đặt ở bất kỳ đâu trên bản vẽ và có thể sử dụng tỷ lệ khác nhau với phần còn lại của bản vẽ.
3.6. Những ghi chú trong bản vẽ chi
Những ghi chú có thể giúp cho nhà sản xuất có thể hiểu được thêm sản phẩm. Các ghi chú có thể là những biểu tượng hoặc ký hiệu.
3.7. Chú thích lỗ
Gia công lỗ thường được thực hiện bằng mũi khoan. Chúng thường bao gồm những tính năng phụ khác như lỗ khoét phẳng (⌴) hay khoét loe miệng (⌵).
Ký hiệu độ sâu (↧) cũng có thể được sử dụng thay thế cho việc bổ sung kích thước vào bản vẽ.
3.8. Chú thích ren
Nếu các bộ phận của bạn cần ren, thì chúng phải được chỉ định rõ ràng trên bản vẽ kỹ thuật. Có thể xác định ren bằng cách chỉ ra kích thước ren tiêu chuẩn (ví dụ M4) thay vì kích thước đường kính.
3.9. Dung sai
Để đảm bảo sản phẩm được gia công có độ chính xác cao, các chi tiết phải được chế tạo với độ sai lệch trong mức cho phép.
Dung sai có nhiều định dạng khác nhau và có thể áp dụng cho bất kỳ kích thước nào trên bản vẽ. Dung sai đơn giản nhất là dung sai song phương, đối xứng xung quanh kích thước cơ sở. Ngoài ra còn có dung sai đơn phương và dung sai nhiễu.
4. Hướng dẫn cách đọc bản vẽ chi tiết dễ hiểu nhất
4.1. Trình tự đọc bản vẽ
Để quá trình đọc bản vẽ chi tiết diễn ra đơn giản, người vận hành có thể đọc theo thứ tự sau:
- Ưu tiên đọc phần nội dung trong khung tên để xác định được yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ, hiểu được công dụng của sản phẩm, những chi tiết cần chú ý.
- Phân tích các hình chiếu, hình cắt. Xác định rõ hình chiếu bản vẽ, hình chiếu chính, hình chiếu liên quan.
- Phân tích kích thước trên bản vẽ. Xác định kích thước lắp ghép, kích thước yêu cầu cần thiết để đảm bảo quá trình gia công được chính xác.
- Đọc yêu cầu kỹ thuật là bước vô cùng quan trọng. Xác định những yêu cầu đặc biệt của chi tiết.
- Cần xác định độ nhám bề mặt của chi tiết. Ký hiệu thường được chú thích ở góc phải của bản vẽ.
- Mô tả hình dáng, cấu tạo và công dụng của sản phẩm.
4.2. Ví dụ đọc bản vẽ chi tiết ống lót
Bản vẽ ống lót:
- Tên gọi chi tiết: ống lót.
- Vật liệu: thép
- Tỉ lệ: 1:1
- Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh
- Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.
- Kích thước chung của chi tiết: 28mm,30mm.
- Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài 18mm, đường kính lỗ 16mm, chiều dài 30mm.
- Gia công: làm tù cạnh
- Xử lý bề mặt: mạ kẽm.
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.
4.3. Ví dụ trình tự đọc bản vẽ chi tiết ống lót
Trình tự đọc | Nội dung cần nắm | Bản vẽ ống lót |
1. Khung tên | Tên gọi chi tiết Vật liệu Tỷ lệ |
Ống lót Thép 1:1 |
2. Hình biểu diễn | Tên gọi hình chiếu Vị trí hình cắt | Hình chiếu cạnh Hình cắt ở hình chiếu đứng |
3. Kích thước (KT) | KT chung của chi tiết KT các phần của chi tiết |
028, 30 Đường kính ngoài 028 Đường kính lỗ 016 Chiều dài 30 |
4. Yêu cầu kỹ thuật | Gia công Xử lý bề mặt |
Làm tù cạnh Mạ kẽm |
5. Tổng hợp | Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết Công dụng của chi tiết |
Ống hình trụ tròn Dùng để lót giữa các chi tiết |
5. Trình tự 4 bước thiết kế bản vẽ chi tiết trong gia công
- Bước 1: Hình biểu diễn và khung tên được bố trí theo đường trục và đường bao.
- Bước 2: Hình vẽ bên ngoài và phần bên trong các bộ phận, hình cắt và mặt cắt,… đều lần lượt được vẽ mờ.
- Bước 3: Người thiết kế cần kiểm tra những sai sót, đảm bảo mặt cắt được kẻ đường gạch, kẻ đường gióng và đường ghi kích thước trước khi tô đậm.
- Bước 4: Sau cùng là ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật và nội dung khung tên.
Là một trong các loại bản vẽ cơ khí phổ biến, bản vẽ chi tiết bao gồm nhiều thành phần khác nhau cùng trình tự đọc riêng biệt. Bạn cần hiểu chính xác từng phần cũng như thể hiện được chúng trên bản vẽ. Đồng thời cũng cần thiết kế và đọc chúng thường xuyên để tích lũy kinh nghiệm và rút ngắn thời gian thiết lập bản vẽ chi tiết. Để biết thêm thông tin bản vẽ chi tiết dùng để làm gì mời bạn đọc theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi!
Tổng hợp: cokhi360.net