Công dụng của bản vẽ chi tiết luôn luôn nằm trong top những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm cũng như là chú ý của hầu hết các “thần dân” yêu kỹ thuật trên khắp các hội nhóm, trang mạng xã hội. Để hiểu rõ thêm chi tiết về công dụng tuyệt vời của bản vẽ chi tiết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Công dụng của bản vẽ chi tiết và cách đọc chuẩn
Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng của bản vẽ chi tiết trong đời sống thì trước tiên các thần dân đam mê kỹ thuật phải biết cách làm như thế nào để có thể đọc được và hiểu được ý nghĩa của những hình vẽ cũng như chi tiết xuất hiện bên trên bản vẽ.
Bước 1: Xem xét kỷ nội dung được ghi trong khung tên
Thông thường bản vẽ chi tiết sẽ có rất nhiều các loại thông tin được trải đều toàn bộ cả bản vẽ tức là nếu như không đọc kĩ nội dung trong khung tên thì sẽ rất khó để có thể biết được tỉ lệ giữa kích thước trên bản vẽ với thực tế là bao nhiêu, từ đó sẽ rất khó để có thể có một hình dung cụ thể, chính xác và chi tiết về đồ vật trên bản vẽ.
Một số thông tin và số liệu cực kì quan trọng được xuất hiện trong khung tên có thể kể đến đầu tiên đó chính là về tên của bản vẽ, kế đó chính là vật liệu cấu thành lên sản phẩm đó ngoài ra sẽ có thêm tỷ lệ kích thước của đồ vật đó, bên cạnh đó bản vẽ sẽ có thêm tên của chủ nhân kèm theo đó là khách hàng tức là người đặt hàng bản vẽ.
Bước 2: Quan sát các hình chiếu và hình cắt có trong bản vẽ
Sau khi đã đọc kĩ các nội dung có trong khung tên thì lúc này chính cá nhân người đọc đã có thể nắm một cách tổng quát về những điểm cơ bản nhất của bản vẽ từ đó thì người đọc đã có thể hình dung rõ được hình dạng, kết cấu cũng như là tính năng của từng chi tiết được vẽ trên bản vẽ.
Kế đó, để phát huy công dụng của bản vẽ chi tiết người đọc cần phải nắm rõ các hình đã được biểu diễn bên trên bản vẽ theo quy luật và nguyên tắc sau, phải xem xét từng chi tiết theo một thứ tự nhất định đó là từ trái sang phải và đồng thời ở bước này người đọc cũng cần phải xác định được các mặt hình chiếu cũng như hình cắt.
Sau khi đã quan sát một cách cẩn thận các hình chiếu và hình cắt có trên bản vẽ thì bước này sẽ giúp cho người đọc định hình rõ ràng hơn về mô hình sản phẩm trên thực tế, so với bước đầu thì người đọc chỉ có một cái nhìn sơ bộ thì ở bước này cái nhìn về sản phẩm đó đã trở nên cụ thể hơn rất nhiều.
Bước 3: Phân tích các chỉ số về kích thước có trên bản vẽ
Nếu như ở bước phía trên đã cung cấp cho người đọc cái nhìn chi tiết về sản phẩm thì ở bước này việc phân tích chi tiết thông số kỹ thuật có trên bản vẽ sẽ giúp cho người đọc có thể định hình rõ về kích cỡ trong khâu lắp ghép cũng như là gia công. Đây cũng được xem là một công dụng của bản vẽ chi tiết trong quá trình sản xuất.
Bước 4: Xác định rõ các yêu cầu về kỹ thuật
Một trong những bước kế tiếp để định hình rõ hơn về bản vẽ chi tiết đó là phải xác định được yêu cầu mà bản vẽ chi tiết yêu cầu, nếu như không xác định rõ được yêu cầu thì thành phẩm làm ra sẽ có những sai sót về mặt kỹ thuật dẫn đến sẽ gây ra thiệt hại lớn cho công ty cũng như là doanh nghiệp.
Bước 5: Xác định dung sai của các chi tiết trong bản vẽ
Dung sai có lẽ còn là một thuật ngữ còn khá mới so với một số anh em, cụ thể người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng, dung sai chính là tỉ số sai lệch giữa kích thước trên lý thuyết so với kích thước trong thực tế, khi xác định được mức dung sai cũng sẽ giảm thiểu được sự sai lệch kích thước trong thực tế khi sản xuất.
Bước 6: Xác định phần trăm độ nhám của sản phẩm
Đây cũng được xem là một trong những công dụng của bản vẽ chi tiết rất có ích cho quá trình sản xuất, việc xác định độ nhám sẽ giúp cho việc lựa chọn công nghệ gia công được chính xác hơn, từ đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Cách lập bản vẽ chi tiết
Sau khi đọc được bản vẽ chi tiết một cách thuần thục và nhuần nhuyễn thì sẽ có rất nhiều những con người đam mê kỹ thuật sẽ hỏi rằng làm sao để có thể lập được bản vẽ chi tiết? Để trả lời cho câu hỏi này thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin để giúp đọc giả có thể lập được bản vẽ chi tiết nhé.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vẽ
Để có thể hoàn thiện được bản vẽ chi tiết thì việc đầu tiên mà hầu như tất cả mọi người đều phải làm đó chính là chuẩn bị dụng cụ để bắt đầu vẽ. Các dụng cụng để vẽ cũng cực kì dễ tìm kiếm ở các nhà sách, một chiếc bút chỉ, cục tẩy, thước, compa, giấy A4 hoặc A0 tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của khách hàng.
Bước 2: Bố trí biểu diễn khung tên
Như đã đề cập phần khung tên là một phần khá quan trọng trong một bản vẽ chi tiết, chính vì vậy việc biểu diễn khung tên cũng có phần quan trọng không kém, thường phần khung tên sẽ được đặt ở phía cuối cùng của bản vẽ.
Kích thước tiêu chuẩn của khung tên xét trên bề mặt giấy A4 là chiều dài 140 và chiều rộng là 32, các thành phần lần lượt từ trái sang phải là như sau: người vẽ-tên người vẽ-ngày hoàn thành bản vẽ. Sau 3 thành phần trên sẽ có một ô lớn để chauw tên bản vẽ cũng như là tên vật thể.
Ngoài ra phía dưới ô tên bản vẽ sẽ là kích thước của bản vẽ. kích thước này sẽ phản ánh tỷ lệ giữa kích thước thật so với kích thước trên bản vẽ, dưới ô này sẽ là ô chứa các ký hiệu có trong bản vẽ.
Bước 3: Vẽ mờ các chi tiết của sản phẩm
Có thể ví bước này như là bước phác thảo bản vẽ trong vẽ mỹ thuật, bước này sẽ giúp ta định hình sơ bộ về chi tiết kích thước của sản phẩm trên bản vẽ, tuy nhiên lúc này chỉ nên vẽ mờ vì khi sai sẽ có thể dễ dàng chỉnh sửa bằng gôm tẩy một cách nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến các chi tiết khác.
Bước 4: Vẽ đậm lại các chi tiết vừa vẽ mờ
Sau khi đã chắc chắn bước vẽ mờ đã hoàn thiện một cách chi tiết thì lúc này đã có thể tiến hành đến bước tô đậm bản phác thảo, bước này sẽ khiến cho các chi tiết trên bản vẽ trở nên dễ dàng để có thể nhìn nhận và quan sát hơn.
Bước 5: Điền chữ và kích cỡ lên bản vẽ
Sau khi đã hoàn thành toàn bộ các khung tên cũng như bản vẽ chi tiết thì lúc này người vẽ sẽ bắt đầu phải bắt đầu điền các thông số kỹ thuật cũng như số liệu vào trong bản vẽ, nó sẽ bao gồm kích cỡ của các chi tiết có trong bản vẽ cũng như là tên bản vẽ, kí hiệu cũng như là tỉ lệ của bản vẽ.
Công dụng bản vẽ chi tiết và nội dung như thế nào ?
Công dụng của bản vẽ chi tiết cơ bản chính là để truyền đạt thông tin kỹ thuật của sản phẩm từ nhà sản xuất đến với khách hàng, bên cạnh đó nó được lập ra chủ yếu là để có thể hạn chế được sự sai sót cũng như sai lệch kích thước trong quá trình lắp ráp và sản xuất để rồi thành phẩm đến tay khách hàng là thành phẩm tốt nhất.
Sau khi xem xét về bản vẽ chi tiết thì nội dung của bản vẽ chi tiết cũng là điều không nên bỏ qua. Nội dung của bản vẽ chi tiết sẽ cung cấp cho người đọc được những cái nhìn về sản phẩm từ các phía khác nhau ( mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt) từ đó người đọc sẽ có thể hiểu hơn về kết cấu chi tiết của sản phẩm.
Ngoài công dụng của bản vẽ chi tiết đó chính là để các kỹ sư có thể kiểm tra lại thông số đầu ra của sản phẩm có sát với tiêu chí trên bản vẽ hay không, từ đó sẽ đánh giá được sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn hay sản phẩm nào không.
Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ráp có gì giống và khác?
Trong giới kỹ thuật sẽ có hai loại bản vẽ được biết đến, một chính là bản vẽ lắp và cái còn lại chính là bản vẽ chi tiết, vậy đau là mối tương quan và điểm khác biệt giữa hai loại bản vẽ này, công dụng của bản vẽ chi tiết có quá khác biệt với bản vẽ lắp ráp. Để có thể giải đáp được thắc mắc trên thì hãy xem xét một số thông tin được cung cấp ở phía dưới đây nhé.
Điểm tương quan, sự giống nhau giữa hai loại bản vẽ này
Điểm đầu tiên mà ta phải nhắc đến đó chính là hai loại bản vẽ này đều được xem xét là bản vẽ kỹ thuật, và đều có các thông số kỹ thuật cơ bản và chi tiết cho từng bộ phận cũng như là chi tiết có trên bản vẽ.
Thêm vào đó, hai loại bản vẽ này cũng sẽ biểu diễn các thông số kỹ thuật về kích thước cũng như là khung tên của bản vẽ. Hai điểm trên là những điểm tương đồng duy nhất của hai loại bản vẽ này.
Sự khác nhau giữ công dụng của bản vẽ lắp ráp và bản vẽ chi tiết
Điểm đầu tiên khiến cho hai loại bản vẽ này khác nhau, công dụng của bản vẽ chi tiết sẽ có đôi chút khác biệt đó chính là nếu như bản vẽ chi tiết có những yêu cầu và quy định khắt khe về kỹ thuật thì ở bản vẽ lắp ráp điều này lại không quá khắt khe và có thể chấp nhận kể có khi không có.
Ngoài ra nếu như ở bản vẽ lắp ráp thì người vẽ sẽ bị yêu cầu vẽ thêm bảng kê tuy nhiên so với bản vẽ chi tiết thì việc vẽ thêm bản kê là điều không cần thiết, vì vậy người vẽ hai loại bảng vẽ này hãy lưu ý điều này nhé.
Bên cạnh đó bản vẽ chi tiết chính là một bước nền tảng để giúp người vẽ có thể xây dựng lên bản vẽ lắp ráp và bản vẽ lắp ráp sẽ kế thừa toàn bộ những thành quả mà bản vẽ chi tiết vì vậy hãy thật cẩn thận khi lập bản vẽ chi tiết nha.
Kết luận
Công dụng của bản vẽ chi tiết trong cuộc sống là điều mà khó ai có thể phủ nhận, chính nhờ những công dụng của bản vẽ chi tiết mang lại mà quy trình sản xuất đã trở nên tối ưu hơn do những tính toán chính xác từ trước.